Chỉ mục bài viết |
---|
Dung dịch làm ẩm và chất phụ gia trong in Offset |
Dung dịch làm ẩm và chất phụ gia trong in Offset - 2 |
Tất cả các trang |
Nói đến in Offset (ướt) thì phải nói đến dung dịch làm ẩm, một yếu tố có tầm quan trọng thứ 3 trong in Offset. Sự cân bằng mực nước sẽ cho kết quả in tốt và đều đặn cả palet giấy. Để đảm bảo vấn đề đó, yêu cầu trước tiên là dung dịch làm ẩm (DDLA) phải tối ưu cả về thành phần và các tính chất vật lý, hóa học của nó. Bài viết này xin bàn đôi điều về DDLA.
1. Dung dịch làm ẩm và chất phụ gia:
DDLA trong trường hợp lí tưởng có độ cứng của nước từ 8°dH đến 12°dH
(theo tiêu chuẩn Đức, phần sau sẽ nêu rõ) và độ pH từ 4,8 đến 5,5.
Bên cạnh đó, nhiệt độ DDLA cũng đóng 1 vai trò quan trọng, khoảng cho
phép từ 10°C->15°C. Một điều mà người thợ in phải biết: Nhiệt độ quá
thấp sẽ dẫn đến tình trạng DDLA đọng hạt trên các ống dẫn và trong máng
DDLA, từ đó dẫn đến việc DDLA dạng hạt khi lên bản và cao su in. Hình
dưới đây mô tả nước đóng dạng hạt:
Chất phụ gia là một hệ thống chất phức tạp từ các thành phần khác nhau,
nó cần thiết cho việc hình thành nhũ tương tối ưu khi in (trong in
offset ướt, mực in khi qua lô cao su và lên giấy không thuần khiết như
trong hũ mực vì nó có chứa 1 lượng từ 10 đến 30% DDLA), cần thiết cho
việc tạo liên kết bề mặt (ở đây muốn nói đến sức căng bề mặt). Chất phụ
gia cũng là một yếu tố để điều chỉnh độ pH của DDLA, chống lại hiện
tượng gỉ sét trên bản in.....
Vì lí do chất lượng nước khác nhau nên chất sử dụng cũng như định lượng
trong DDLA cũng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Chất nền tảng: Nước
Chúng ta biết rằng, nước trong tự nhiên không hoàn toàn tinh khiết mà
có lẫn các tạp chất trong đó như chất khoáng, vi khuẩn... Đối với thợ
in, nước máy là chất chính trong DDLA. Để đánh giá về nước, người ta
thường dựa vào độ cứng của nó. Trong đó độ cứng của nước phụ thuộc
chính vào hàm lượng Calcium và Magnesium trong nước.
Trước khi pha DDLA, độ cứng của nước phải được xác định, vì DDLA sau
khi pha sẽ không thể xác định được hàm lượng các chất cần thêm vào. Độ
cứng của nước được đo bằng một dải kiểm tra.
Phần cấn trong nước sẽ dẫn đến một số vấn đề rắc rối trong khi in như:
- lô mực...không có mực do cấn bám lên.
- đóng kẹt trên tấm cao su.
- tác động đến độ pH và làm cho nó dao động, không ổn định.
Ngoài ra, quá nhiều Chlorid, Sulfat hoặc Nitrat ion sẽ dẫn đến nguy cơ ăn mòn.
Độ cứng tổng cộng của nước sẽ được đo bằng một dải kiểm tra. Phương
pháp đo khá đơn giản: Nhúng dải kiểm tra vào nước trong 1 giây, lấy ra,
chờ khoảng 2 phút rồi đọc các số liệu.